Nữ Sinh Học Viện Ngoại Giao Bị Nghi Vấn Gian Lận Thành Tích Trên Báo Chí

0
290

Nhiều cư dân mạng gần đây bày tỏ sự ngưỡng mộ khi thấy tên Đỗ Thị Thảo, một nữ sinh ngoại giao xuất sắc, chia sẻ về những thành tích học tập đáng nể trên báo chí. Tuy nhiên, thông tin này đã gây ra nghi vấn lớn sau khi một cuộc tìm hiểu kỹ lưỡng được tiến hành bởi nhiều tài khoản facebook chuyên “bóc” các gương mặt mới nổi.

Đỗ Thị Thảo, sinh năm 2002 tại Xuân Lai, Yên Bái, được biết đến qua việc chia sẻ về điểm GPA xuất sắc tại Học viện Ngoại giao, giải khuyến khích học sinh giỏi quốc gia môn văn năm lớp 11 (2019) và giải nhì học sinh giỏi quốc gia môn văn năm lớp 12 (2020), cùng với việc các bài thi của của nữ sinh này  được xuất hiện trong sách Tuyển chọn những bài văn hay đạt giải câp tỉnh, thành phố và quốc gia của tác giả Nguyễn Thành Huân do Nhà xuất bản Dân Trí ấn hành.

Tuy nhiên, những thông tin này đã bị một số kênh tiktok phơi bày là không có thật sau cuộc kiểm tra kỹ lưỡng. Theo thông tin từ Văn phòng Học viện Ngoại giao, điểm GPA của Thảo chỉ đạt mức khá, không phải là giỏi ở mức 3.6 như đã được nữ sinh này chia sẻ tường thuật. Điều này đặt ra nghi vấn lớn về sự trung thực và minh bạch của những thông tin mà Thảo đã chia sẻ. 

Tìm hiểu sâu hơn cho thấy rằng tên Thảo không xuất hiện trong danh sách học sinh giỏi quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào tạo công bố trong cả năm 2019 và 2020. Theo đó, năm 2019, tỉnh Yên Bái chỉ có duy nhất 01 giải khuyến khích môn Ngữ Văn thuộc về một thí sinh học lớp 11 tại trường THPT chuyên Nguyễn Tất Thành – Yên Bái. Trong khí đó, Thảo theo học tại trường THPT Cảm Nhân – huyện Yên Bình. Chưa hết, năm 2020, Thảo chia sẻ đạt giải Nhì môn Văn nhưng theo thông báo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, cả tỉnh Yên Bái không có giải nhì môn Văn mà chỉ có 02 giải khuyến khích. Điều này làm nảy sinh nghi ngờ về sự chính xác của những giải thưởng mà Thảo đã tuyên bố đạt được.

 Ngoài ra, cuốn sách Tuyển chọn những bài văn hay đạt giải câp tỉnh, thành phố và quốc gia của tác giả Nguyễn Thành Huân do Nhà xuất bản Dân Trí ấn hành mà Thảo chia sẻ trên zalo cá nhân rằng trong đó bài thi của mình cũng đã được kiểm tra và không có bất kỳ bài viết nào dưới tên của cô. Điều này làm nhiều cư dân mạng nghi ngờ đến sự đáng tin cậy của những tuyên bố của Thảo với báo chí.  Xa hơn, việc này đã làm dấy lên một loạt câu hỏi về tính chân thành và minh bạch của thông tin mà một số người dùng để tạo dựng hình ảnh của bản thân trên mạng xã hội và trên báo chí. 

Sự gian lận trong thành tích học tập không chỉ là việc làm không trung thực mà còn gây ra mất lòng tin từ công chúng. Trong khi chờ đợi phản ứng chính thức từ Đỗ Thị Thảo hoặc nhà trường, điều quan trọng là chúng ta cần xem xét một cách cẩn trọng thông tin mà chúng ta tiếp nhận trên các phương tiện truyền thông và đặt câu hỏi về nguồn gốc và độ tin cậy của chúng.