Nghề hot thời đại 4.0 – Khi đam mê của bạn đã có “đất dụng” nhưng có phải ai cũng có thể trở thành Food Stylist?

0
2887

Với sự phát triển của internet đặc biệt là các MXH, dù mới xuất hiện những năm gần đây nhưng sức hút của nghề Food Stylist đối với lớp trẻ đang rất lớn.

Hoà, một bạn trẻ thường xuyên đi du lịch và nhận được nhiều sự khen ngợi khi chia sẻ hình ảnh cậu chụp những món ăn địa phương. Dù đang làm thiết kế đồ hoạ nhưng Hoà nhen nhóm ý định học hỏi và theo đuổi nghề Food Stylist. Có rất nhiều bạn trẻ như Hoà, họ sáng tạo và nhìn thấy cơ hội nghề nghiệp dành cho đam mê của mình trong thời đại công nghệ 4.0.

Food Stylist là làm gì?

Nếu Chef là người làm cho đồ ăn ngon miệng thì Food stylist là người làm cho đồ ăn ngon mắt, biến những những thứ thân thuộc trở nên đặc biệt, đôi khi là mới mẻ và ấn tượng hơn so với thực tế. Cụ thể hơn Food Styling là nghệ thuật sắp đặt và trang trí trong ẩm thực, đây là một bộ môn nghệ thuật đã có từ rất lâu trên thế giới nhưng lại khá mới mẻ ở Việt Nam.

Nghề hot thời đại 4.0 - Khi đam mê của bạn đã có đất dụng nhưng có phải ai cũng có thể trở thành Food Stylist? - Ảnh 1.

Cứ chụp hình đồ ăn đẹp, nhiều like thì được xem là một Food Stylist?

Nếu bạn là một Reviewer, Food Blogger hay Travel Blogger thì việc bạn chụp đồ ăn thế nào, sắp xếp ra sao không quan trọng, miễn bạn thích, nhưng muốn trở thành một Food Stylist thì cần nhiều hơn thế. Không chỉ là những tấm hình thoả đam mê cá nhân nó còn mang tính thương mại, xuất hiện trên báo, tạp chí, cảnh quay, thực đơn… Một Food stylist cần phải có khiếu thẩm mỹ, sự tinh tế và một trí tưởng tượng rất phong phú để có thể hình dung về một bố cục đẹp nhất mang cả giá trị về mặt hình ảnh lẫn nội dung. Từ đó tạo nên được những tác phẩm thực sự có giá trị.

Nghề hot thời đại 4.0 - Khi đam mê của bạn đã có đất dụng nhưng có phải ai cũng có thể trở thành Food Stylist? - Ảnh 2.

Không biết nấu ăn có thể trở thành Food Stylist không?

Tất nhiên là bạn có thể trở thành Food Stylist nhưng sẽ rất khó để thành công. Bạn cần có nền tảng nấu ăn cơ bản và am hiểu về ẩm thực để có thể Food styling, một người “xuất thân từ bếp” sẽ có khả năng cao trở thành một Food stylist thực thụ. Tuy nhiên không cần phải trở thành đầu bếp mới có thể trở thành một Food stylist, bạn vẫn có thể làm được qua tìm hiểu thông tin, cách trang trí món ăn và giao lưu với một số đầu bếp, hay đăng ký học thêm những khóa dạy nấu ăn.

Nghề hot thời đại 4.0 - Khi đam mê của bạn đã có đất dụng nhưng có phải ai cũng có thể trở thành Food Stylist? - Ảnh 3.

Food stylist là nghề thiên nhiều về nghệ thuật, đòi hỏi sự sáng tạo, để thành công bạn cần có một phong cách riêng. Vì một khi đã thoả hiệp để đi theo khuôn mẫu của người khác cũng là lúc bạn chấp nhận để bản thân bị hoà tan. Ở Việt Nam các khóa dạy Food Stylist còn khá ít, bạn có thể học tại các trường nghề dạy nấu ăn hoặc một vài Food Stylist đã có kinh nghiệm cũng có mở lớp dạy. Ngoài tham gia các khoá học thì internet chính là một người thầy rất hữu hiệu, đặc biệt các MXH Pinterest, Instagram, Flickr… là một nguồn tham khảo vô tận. Xem các TV Show về food, cooking online, magazine… nghiên cứu phân tích ảnh của họ xem tại sao đẹp và đưa ra định hướng về cái đẹp cho mình.

Meo Thuỳ Dương chia sẻ: “Một food stylist chuyên nghiệp thì ngoài chuyên môn cũng cần hiểu biết một chút về các phần mềm chỉnh sửa ảnh như Photoshop, Lightroom hay thiết kế như Illustractor, marketing, nấu nướng, vận hành để có sự tư vấn hợp lý cho khách hàng. Mình cũng từng là graphic designer nên có kiến thức cơ bản về thiết kế, bố cục, màu sắc cảm nhận khá tốt và dễ dàng có định hướng thẩm mỹ hơn”.

Cứ chụp theo cảm tính hay cần phải có ý đồ?

Các bạn trẻ mới theo đuổi Food Stylist chưa có nhiều kinh nghiệm thường tham khảo trên mạng rồi chụp y chang như vậy nhưng có những style mà khi chụp đồ Âu đẹp còn khi áp dụng với đồ Việt lại không ăn khớp. Hay chỉnh màu quá ảo, bố cục ảnh quá “chật”, chưa tập trung làm nổi bật được món ăn chính… Một khi đã theo đuổi Food Stylist bạn cần thật chuyên nghiệp, yếu tố cảm tính cần được tiết chế, ví dụ như khi chỉnh ảnh, bạn phải giữ lại màu thực của đồ ăn ở trạng thái tốt nhất không được quá cường điệu hoá.

Làm Food Stylist sẽ nhàn?

Ở Việt Nam, Food Stylist thường là một người làm việc tự do, tự làm chủ chính mình hoặc có một studio hay một đội chung. Không giống như công việc văn phòng làm 8 tiếng mỗi ngày, Food Stylist có thời gian làm việc khá thất thường. Những ngày không có shooting bạn có thể thành thơi nhưng khi có lịch chụp thì rất bận rộn, làm việc từ sáng sớm và làm việc tới tối muộn thậm chí tới ngày hôm sau là chuyện bình thường.

Khi công nghệ phát triển, những định nghĩa, giới hạn về nghề nghiệp được cơi nới dần khi các bạn trẻ dám làm, dám vượt qua giới hạn. Họ nhanh chóng nắm bắt lấy cơ hội này để sáng tạo và viết lại cuốn từ điển nghề nghiệp 4.0, ngoài Food Stylist còn là Youtuber, Fashionista, Travel Blogger, Creative Director, Personal Branding, Streamer… Có nhiều phẩm chất để nói về giới trẻ hiện nay nhưng nếu chỉ được chọn một thì chắc chắn đó là “thế hệ làm nên điều không thể”. Can đảm, nhiệt huyết họ sẵn sàng dấn bước theo đuổi đam mê dù có “ngược chiều” xã hội. Samsung tin rằng tương lai nằm ở chính những bứt phá, sáng tạo của thế hệ dám làm nên điều không thể. Những sản phẩm công nghệ đột phá mới của Samsung sẽ trở thành chiếc chìa khoá vạn năng mở ra cánh cửa đam mê cho họ.