6 hiểu lầm về nguyên nhân gây ung thư vú

0
1764

Nhiều suy đoán cho rằng: Mặc áo ngực thường xuyên, yếu tố di truyền, phẫu thuật thẩm mỹ… sẽ là một trong những nguyên nhân gây nên bệnh ung thư vú ở phụ nữ.

Cùng tìm hiểu những sự thật mà bạn cần biết về ung thư vú trong bài chia sẻ dưới đây.

  1. Mặc áo ngực thường xuyên gây ung thư vú

Thời gian vừa qua, có nhiều bài viết cho rằng mặc áo ngực thường xuyên, mặc một thời gian dài trong ngày sẽ làm giảm sự dẫn lưu bạch huyết, và đó là một trong những nguyên nhân làm tăng nguy cơ ung thư vú. Tuy nhiên, kết luận này hoàn toàn không dựa trên bất kỳ nghiên cứu khoa học nào. Hiện tại, chỉ có một nghiên cứu xuất bản trên tạp chí Cancer Epidemiology, Biomarkers & Prevention vào tháng 9/2014 là nghiên cứu đầu tiên xem xét nghiêm túc việc mặc áo ngực có gọng có làm tăng nguy cơ ung thư vú ở phụ nữ sau mãn kinh hay không.

Trong số tất cả các yếu tố có thể gây nên bệnh ung thư vú mà các nhà nghiên cứu đưa ra, thì các loại áo ngực (bao gồm cả áo ngực có gọng), cũng như thời gian mặc áo ngực một ngày và trong cả đời không có liên quan gì đến việc tăng nguy cơ ung thư vú. Nghiên cứu còn chỉ ra rằng, mặc áo ngực giúp tăng khả năng nâng đỡ ngực, ngăn chặn tình trạng ngực bị chảy sệ. Chính vì vậy, chị em phụ nữ hãy yên tâm để “làm đẹp” cho bộ ngực của mình bằng áo ngực.

Bác sỹ Nguyễn Đắc Linh người đã mang đến sự tự tin, hạnh phúc cho hàng ngàn chị em

  1. Phẫu thuật thẩm mỹ gây ung thư vú

Theo bác sỹ thẩm mỹ Nguyễn Đắc Linh  “Chúng tôi thực hiện hàng trăm ca nâng ngực và có chế độ theo dõi hậu phẫu gần 10 năm nay. Tuy nhiên, chúng tôi chưa phát hiện trường hợp nào bị ung thư vú do phẫu thuật thẩm mỹ. Với trường hợp sau phẫu thuật xuất hiện các triệu chứng như:  sưng, nóng, đỏ, đau, là những cảnh báo với người đã đặt túi ngực.

Nếu có dấu hiệu như thế, chị em có thể đến cơ sở chuyên khoa hoặc gặp bác sĩ đã nâng ngực cho mình để thăm khám, các dấu hiệu viêm nhiễm quanh vỏ túi có thể được phát hiện thông qua chụp chiếu.

Chính vì vậy, tôi khuyên bạn nào đã đặt túi nâng ngực thì không quá lo. Trong các hình thức thẩm mỹ ngực, với các biện pháp đang được sử dụng để nâng ngực thì đặt túi là an toàn nhất, các biện pháp như: tiêm chất làm đầy hoặc silicon dễ bị xâm nhiễm vào các tổ chức của cơ thể, có trục trặc không lấy ra hết được, nguy cơ viêm cao hơn.

Ung thư vú, tuyến vú bị u, viêm nhiễm hoại tử do tiêm silincon, nâng ngực không đúng cách, sử dụng túi ngực kém chất lượng hoặc sử dụng dịch vụ ở nơi không đảm bảo vệ sinh sẽ dẫn tới tình trạng viêm nhiễm tuyến vú.

Có hai loại biến chứng có thể xảy ra, bao gồm biến chứng sớm và muộn. Biến chứng sớm xảy ra ngay sau mổ, đó là các tình trạng như chảy máu, đau.

Biến chứng muộn xuất hiện từ ba tháng sau mổ đến về sau, nhiều nhất là co bao xơ, bình thường cơ thể sinh ra một màng bao bọc túi nâng ngực, có người màng đó mỏng, nhưng có người thì màng bọc lại dầy và theo thời gian càng dầy hơn, khiến túi nâng ngực bị bóp méo, ngực mất hình dạng và bệnh nhân bị đau.

Sau khi được nâng ngực, trong tháng đầu chị em phải theo dõi các triệu chứng, sau 5-10 năm nên khám định kỳ xem có hiện tượng rò dịch hoặc u cục gì không.  Ung thư vú là loại ung thư thường gặp ở phụ nữ, người không đặt ngực cũng có nguy cơ ung thư vú, nhưng nếu đặt ngực thì nên theo dõi thường xuyên.

Chưa có xác nhận trường hợp đặt túi nâng ngực gây biến chứng ung thư vú ở phụ nữ

  1. Cắt bỏ cả 2 bên ngực sẽ dự phòng được nguy cơ ung thư vú tái phát

Cắt bỏ bên ngực không bị ung thư vú có thể làm giảm nguy cơ ung thư tại bên ngực đó. Nhưng cắt bỏ bên ngực đã bị ung thư thì bạn vẫn có thể có 3-4% nguy cơ bị ung thư vú tái phát tại chính bên ngực đã từng bị ung thư. Tỷ lệ tái phát sẽ phụ thuộc vào bên ngực đầu tiên bị ung thư, chứ không phụ thuộc vào việc loại bỏ thêm các mô tuyến vú.

  1. Chất phóng xạ sử dụng trong xét nghiệm sàng lọc ung thư vú gây ung thư vú.

Mặc dù việc chụp X quang tuyến vú có thể khiến bạn sẽ phải tiếp xúc với một lượng nhỏ chất phóng xạ, nhưng liều chất phóng xạ sử dụng khi chụp X quang tuyến vú nhỏ hơn rất nhiều so với khi chụp X quang ngực thông thường.

Do vậy, lượng chất phóng xạ này không đủ để làm tăng nguy cơ ung thư vú của bạn. Bạn nên nắm rõ rằng, chụp cộng hưởng từ MRI và siêu âm còn có thể được sử dụng để sàng lọc ung thư vú, và 2 biện pháp này không chứa bất kỳ loại chất phóng xạ nào.

  1. Bạn phải có tiền sử gia đình bị ung thư vú thì mới bị mắc ung thư

Tiền sử gia đình có người mắc ung thư là một yếu tố nguy cơ của ung thư vú. Mặc dù vậy, đây không phải là yếu tố nguy cơ gây ung thư vú duy nhất. Những phụ nữ không có tiền sử gia đình bị ung thư vú thường rất bất ngờ khi biết rằng mình bị ung thư vú. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng, chỉ có khoảng 10% số ca ung thư vú có tiền sử gia đình cũng bị ung thư vú.

  1. Bạn không thể làm gì nếu nguy cơ là do di truyền

Gia đình bạn có người (hoặc nhiều người) từng bị ung thư vú là một yếu tố nguy cơ. Tuy nhiên, điều đó không có nghĩa chắc chắn bạn sẽ bị ung thư vú. Qua kiểm tra sàng lọc di truyền có thể giúp bạn hiểu được nguy cơ di truyền và cho phép bạn đưa ra lựa chọn về chăm sóc trong tương lai.

Ngoài ra, các nghiên cứu còn chỉ ra rằng, một chế độ ăn ít chất béo cùng với việc thường xuyên luyện tập thể thao và tiêu thụ rượu ở mức độ vừa phải có thể làm giảm nguy cơ ung thư vú. Do vậy, nếu bạn có tiền sử gia đình bị ung thư vú, bạn có thể làm được rất nhiều điều để giảm nguy cơ ung thư của mình.

Tổng hợp