Sơn Tùng dừng ca hát vào tuổi 30, lùi về hỗ trợ các bạn trẻ và… lập gia đình

0
1569

Cán đổ hàng loạt kỷ lục trong lần comeback mới nhất, thế nhưng Sơn Tùng M-TP đã từng buồn đến mức muốn bỏ về quê để bán quần áo với bố mẹ. Dự định tương lai? Tùng tự tin con người nghệ sĩ của mình sẽ “đủ” để dừng ca hát vào tuổi 30, lùi về hỗ trợ các bạn trẻ và… lập gia đình.

Sinh nhật năm nay của tôi có ba điều đặc biệt.

Lần đầu tiên sinh nhật của mình rơi vào ngày rằm, 15/5 âm lịch, nên đêm ấy tôi được nhìn thấy một ánh trăng tròn xoe thật đẹp.

Lần đầu tiên tôi phải gọi điện chúc mừng sinh nhật bố mình qua Video call thay vì được gặp mặt. Vì hai bố con đều có cùng ngày sinh là 5/7 nên năm nào hai bố con cũng được hàn huyên và chúc mừng sinh nhật… nhau. Năm nay chỉ có thể mừng nhau qua điện thoại, tôi cảm thấy rất buồn. Vì một ngày ý nghĩa như thế, lẽ ra mình phải được ngồi cạnh bố, được cùng nhau hát Happy birthday cho nó… lãng mạn chứ.

Và điều đặc biệt cuối cùng là lần đầu tiên, tôi cho ra mắt bài hát mới, vào đúng sinh nhật mình.

Không có gì phải chạnh lòng đâu anh. Tôi đã ở trong showbiz này tám năm rồi. Nghe sinh năm 1994 tưởng đâu còn trẻ lắm, nhưng thực ra tôi đã “già” rồi đó. Em trai của tôi sinh năm 2000, mới ngày nào còn bé mà giờ đã lớn lắm rồi. Nên tính ra nếu so với những bạn trẻ hơn, giờ tôi đã thuộc về một thế hệ trước. Đã là “người lớn” rồi thì phải có cách ứng xử khác với những lời chê chứ. Mà tất cả các tác phẩm của mình xưa nay đều thế, bao giờ cũng có người thích và người không thích, bao giờ tôi cũng nghe câu hỏi “ê, bị chê vậy rồi cảm thấy thế nào”. Thực lòng là tôi cảm thấy… bình thường.

Bình thường vì hai lẽ. Một: tôi đã quen với cảm giác ấy mất rồi còn đâu. Hai: tất cả những gì tôi làm cho đến thời điểm này đều gói gọn trong hai chữ: TẬN HIẾN. Mình đâu có gì phải buồn khi bản thân và tập thể MTP đã dốc hết sức mình để làm những gì nhiệt huyết nhất, tốt nhất!

Và sau khi đã tận hiến rồi, thì ta có quyền… tận hưởng chứ. Với hơn 900.000 lượt xem tại cùng một thời điểm, vượt qua cả “Hãy trao cho anh”, tôi có quyền “wow” vì đã vượt qua chính bản thân mình chứ. Và như anh thấy đây (chỉ vào cổ họng mình – PV), hậu quả của việc tận hưởng ấy là cổ họng đang rất đau vì tôi đã hét, một mình, như một đứa trẻ trong phòng thu.

Vào những khoảnh khắc quan trọng, tôi không thích có người khác ở cạnh. Vì tôi là người rất dễ bị cảm xúc của những người xung quanh ảnh hưởng. Nên vào những khoảnh khắc hệ trọng, tôi chỉ muốn tận hưởng trọn vẹn thứ cảm xúc bật ra từ chính bản thân mình. Sau khi đã hét lên như một đứa trẻ, tôi mới chia sẻ niềm vui ấy với người thân, bạn bè, đồng nghiệp.

Không chỉ “Có chắc yêu là đây”, mà cả Sky Tour cũng là một món quà mà tôi đã ấp ủ trong một quãng thời gian rất lâu. Và tôi đã gói ghém, chuẩn bị hai món quà này trong quãng thời gian phải giãn cách xã hội vì COVID-19. Đó là quãng thời gian thật sự đáng quên với mọi người. Khi dõi theo tất cả những hoang mang trên mặt báo, Facebook và Instagram, tôi cảm thấy cuộc sống chưa bao giờ mong manh đến thế. Và trong những tháng ngày hoàn toàn bị động ấy, tôi đã suy nghĩ rất nhiều, giữa những tiêu cực bủa vây, từ sáng đến tối chỉ quanh đi quẩn lại một từ khóa là COVID-19. Và tôi quyết định mình phải làm gì đó, để mọi người có thể lạc quan và suy nghĩ tích cực hơn một chút. Đó là lý do tôi tung ra bài hát mới.

Khi tung ra “Có chắc yêu là đây”, tôi cũng đã bày tỏ mong mỏi của mình, rằng bài hát sẽ chạm đến trái tim mọi người bởi từ “yêu”. Vì trong những giờ phút nguy nan, từ “yêu” lại càng phải mang một sứ mệnh lớn lao hơn. Chúng ta cần phải yêu nhau nhiều hơn và yêu đời nhiều hơn. Đấy thật sự là một bài hát mang khát vọng truyền đi sự lạc quan, chứ không phải để show off hay chứng tỏ gì cho ai được nữa. Sau bao nhiêu năm với từng ấy thành quả, ông Sơn Tùng còn phải chứng minh gì nữa hay sao. Người yêu sẽ yêu và người ghét sẽ ghét, việc cần làm thì phải làm thôi.

Và khi tung ra bài hát, tôi thấy mọi người rất thích nó. Từ quê nhà, bố mẹ tôi gọi vào và bảo: “bài hát vui quá, sao con giấu bố mẹ kỹ vậy. Hóa ra trong lúc giãn cách xã hội, có mấy lần bố gọi cho con mà con không nhấc máy là để làm bài hát này phải không?”. Và tôi nói: “Con cũng muốn dành bất ngờ này cho bố mẹ nữa”.

Dành tặng quà cho bố mẹ, vì bố mẹ rất lo. Bố mẹ cứ bảo trời ơi thì cứ làm ca sĩ được rồi, mở công ty làm chi. Lo một mình còn chưa xong, giờ phải lo cho cả đống người, sao mà làm nổi hả con? Vì bố mẹ tôi là những người lao động chân phương mà, nên cái gì mới mẻ thử thách của con cái cũng làm ông bà lo cả. Và với những sản phẩm mới này, tôi cũng đã phần nào gỡ đi nỗi lo ấy của các cụ. Các cụ đỡ lo, thì những cơn sóng trong lòng mình cũng bình lặng đi một chút. “Có chắc yêu là đây” cũng là lời trấn an mà tôi dành cho những người yêu mến và quan tâm đến ông Tùng, rằng “Đừng lo. Tôi vẫn đang sống, vẫn đang làm việc đây. Tôi ổn”.

Cũng như mọi người, tôi cũng sợ cô đơn chứ. Nhưng cần phải phân biệt cô đơn và một mình. Tôi thì rất hay ở một mình thật. Suốt ngày lang thang trong nhà, bạn thân cũng chỉ có vài người từ thời nhạc viện, đi ra đường thì lúc nào cũng bịt mặt cúi đầu. Nhưng thực chất tôi không hề cảm thấy cô đơn. Trái lại về mặt tình cảm, tôi còn cảm thấy đủ đầy nữa là khác. Đủ đầy với chừng ấy những con người đang hiện diện trong cuộc sống của mình nên không cần thêm, không cần mở rộng ra làm gì nữa.

Với tôi, tất cả những người đến và ở lại với mình đều là nhân duyên. Nếu một ngày nào đó ông trời mang đến cho tôi thêm một người, tôi sẽ cám ơn mối duyên ấy, chứ tôi không bao giờ chủ động đi tìm thêm những thứ tình cảm khác.

Không cô đơn, nhưng tôi lại thích ở một mình. Vì một mình giúp mình suy nghĩ sâu hơn, bình tĩnh hơn. Khi có một nỗi buồn nào ập đến, tôi rất sợ người khác nhìn thấy. Tôi sợ nỗi buồn ấy bị diễn dịch thành sự yếu đuối nếu người khác không hiểu. Nhưng ngay cả với những người đủ thân và tinh tế để hiểu, thì nỗi buồn của mình vẫn có cơ hội lây lan và ảnh hưởng đến người ta. Và tôi không thích như vậy một chút nào.

Sơn Tùng M-TP nói về nỗi cô đơn.

Tôi bước vào showbiz khi vừa mới bước sang tuổi 19. Với ca khúc “Cơn mưa ngang qua” trong cuộc thi “Bài hát yêu thích”, tôi lần đầu tiên trải nghiệm được cảm giác – dù chỉ mới nhen nhóm – làm người nổi tiếng. Và nếu như mọi người để ý, cách dùng mạng xã hội của tôi từ ấy đến nay không có gì thay đổi cả. Nhiều khi tôi gọi điện về cho bố mẹ chỉ để nói: Con cám ơn bố mẹ. Vì cách bố mẹ dạy dỗ con giúp cho con không phải xóa bất kỳ một điều gì trong quá khứ của mình. Và con cảm thấy rất tự hào với tất cả những gì con đăng lên mạng xã hội của mình. Vì từng dòng trạng thái trên cái dòng thời gian ấy luôn là con, là Tùng, là người con được bố mẹ yêu thương và chăm bẵm từng ngày.

Không chỉ trên mạng xã hội mà ngay trong cái xã hội này cũng thế. Mỗi ngày đi tới, tôi đều tận hưởng nó, dẫu có những lúc mọi việc không như ý mình muốn (cuộc đời mà). Sau quãng thời gian căng thẳng nhất liên quan đến ca khúc “Em của ngày hôm qua” thì tôi đã gần như đốn ngộ: à, hóa ra đây là mặt tối của sự nổi tiếng. Trong khoảnh khắc ấy, tôi buồn lắm chứ. Buồn đến mức chỉ muốn từ bỏ, về bán quần áo với bố mẹ, cho nó an và lành.

Nhưng rồi tôi nhận ra chính mình là người đã bước vào cuộc chơi này mà, chính mình đã lựa chọn không bán quần áo mà… dứt áo ra đi mà. Ngày rời gia đình, bố nói: “Đã chọn rồi thì từ này khổ vui con tự nhận lấy, bố không chịu trách nhiệm nữa”. Vậy nếu quay lưng trở về, hóa ra tôi đã chấp nhận thua cuộc. Quan trọng hơn, tôi biết là mình không sai. Đó là lý do theo thời gian, theo năm tháng, tôi cứ phải tự nói với bản thân mình: nào, mình đã đi được tới đây rồi, mình đã vượt qua nhiều chuyện rồi, thêm một lần khó khăn nữa thì có gì đâu, thêm, thêm và thêm nữa đi. Và cứ thế mà tôi lầm lũi bước tới, tự trao động lực cho chính mình. Không cần phải tìm cách triệt tiêu sự tiêu cực, mà chấp nhận nó, coi nó như một phần trong cuộc sống của mình thôi.

Lo chứ anh. Lo vì sợ là mình không còn giá trị. Một nghệ sĩ sẽ buồn nhất khi không còn ai nhắc đến tên mình nữa. Nên tôi thực sự đã quen với những khen chê rồi, vì tôi hiểu việc kiếm một con người để cho cả nhân loại yêu thương là bất khả. Cũng như một món ăn vậy thôi, có người thích và không thích. Tôi nhận hết những khen chê và sàng lọc nó. Trong tám năm qua, bài học lớn nhất mà showbiz dạy tôi chính là cách để tự làm cho bản thân mình cảm thấy vui vẻ hơn. Huống chi bây giờ tôi không còn sống cho riêng bản thân mình. Tôi giờ đã là đại diện cho cả một tập thể mang tên MTP. Tôi không thể để cảm xúc của mình khiến cho mọi người mất đi sự tự tin.

Sơn Tùng M-TP: “Sau 30 tuổi tôi sẽ không làm ca sĩ nữa, đó là cái “đủ” của tôi”

Có chứ!

Khi quyết định mang Sky Tour ra rạp, tôi có đăng lên một dòng trạng thái: “Có những quyết định nếu là một nghệ sĩ tôi sẽ không bao giờ lựa chọn …. !”

Điều đó thể hiện một sự trăn trở và thay đổi nơi tôi. Nghệ sĩ nào cũng muốn đi hát thật nhiều và kiếm thật nhiều tiền. Có người sẽ dùng tiền đó cho business riêng, nhét vào túi hay gửi ngân hàng. Tôi cũng muốn kiếm nhiều tiền chứ, nhưng để làm gì? Một lý do duy nhất: để làm những sản phẩm tốt hơn.

Vậy làm sản phẩm tốt hơn… để làm gì vậy Tùng? Để góp một phần nhỏ bé của mình nâng tầm giá trị của âm nhạc Việt Nam, cố thúc nó tiến lên được chút nào thì mừng chút đó. Rất nhiều người nói với tôi: sao tao thấy mày chả giữ được đồng nào cho bản thân, nhưng họ đâu biết tôi đã đạt được những gì? Những người xem tiền là mục tiêu khác với người xem tiền là phương tiện. Tôi muốn dùng tiền để tạo ra những giá trị khác. Tôi luôn nói với mọi người: dù thế nào đi nữa, dù COVID-19 có nguy hiểm thế nào đi nữa thì tất cả những người trong công ty này không được phép có suy nghĩ đây không phải là thời điểm thích hợp để chúng ta tỏa sáng. Nếu ai đó có suy nghĩ khác, mời các bạn dừng lại và rời khỏi đây. Vì những lúc càng khó khăn, tôi càng tự tin hơn. Vì chỉ cần tôi co vào, những người sau lưng tôi cũng sẽ co lại, rồi MTP sẽ đi về đâu và những gì tôi đặt ra biết đến bao giờ mới có thể chinh phục được! Tôi không cho phép điều đó xảy ra. Vây thì phải làm gì đây? Phải nghĩ ra việc này, việc kia để làm, để công ty vượt qua sóng gió và ổn định hơn.

Những lúc ấy, tôi cũng tự hỏi chứ: ủa sao phải khổ sở như thế này, lập công ty làm gì không biết! Nếu chỉ là một nghệ sĩ, có phải mình đã sung sướng hơn không? Được thoải mái, bay bổng, suốt ngày ngồi trong phòng thu âm và sáng tác, rồi đi diễn, kiếm tiền về ngủ. Sướng quá mà.

Rồi tôi lại hỏi ngược lại: có sướng thật không, có hạnh phúc thật không? Và thằng Tùng thứ hai trong tôi nó đáp: thì cũng hạnh phúc, nhưng đó là một hạnh phúc không trọn vẹn. Nó thiếu sức lôi cuốn của một cuộc chinh phục, thiếu sự vượt thoát lên khỏi chính bản thân mình và nó thiếu đi một nỗi sợ, không phải cái sợ tiêu cực mà là cái sợ tích cực của một người đi phiêu lưu.

Tôi có một cái tính thế này. Nếu hôm qua tôi chọn A mà hôm nay tôi chọn B thì tôi sẽ quyết định theo B ngay. Vì nếu cái A không làm mình băn khoăn thì cái B đã không xuất hiện! Nên B đã xuất hiện thì phải chơi B và không nhìn về A nữa. Nên anh hỏi tôi về con người nghệ sĩ và con người trong business, câu trả lời là chính vì hạnh phúc của người nghệ sĩ không trọn vẹn nên tôi mới phải đi tiếp. Tuy là mệt đó, vất vả đó, nhưng được là chính mình. Và quan trọng là mấy lúc vất vả, mình không thấy cô đơn, vì cũng có nhiều người cùng vất vả với mình. Nhân viên rất thương tôi, gia đình thương tôi và bạn bè rất thương tôi. Sức mạnh tình thương ấy còn đáng giá gấp vạn lần giá trị tiền bạc mang lại.

Trong buổi họp báo ấy, tôi có nói với các anh chị phóng viên là kế hoạch này sẽ được thực thi trong ba năm, chứ không phải chỉ trong một năm. Ba năm là một quãng đường đủ dài để MTP-Entertainment biến thành MTP-Group. Nên nếu ai đó nghĩ tôi sẽ làm hết những cam kết chỉ trong một năm thì có lẽ đó chỉ là sự hiểu lầm.

Thực ra tôi rất thích phim. Khi đi casting cho “Chàng trai năm ấy”, tôi chưa từng nghĩ là mình có thể đóng phim được dù thật sự rất mê. Ngày xưa khi xem phim Hàn Quốc tôi rất hay “pause” lại, cố tìm hiểu sao khúc này người diễn viên họ khóc hay thế, họ diễn siêu thế. Tôi cứ nhìn, tự mình phân tích cảm xúc lúc đó và… tự ngồi khóc luôn. Và thế là tôi phát hiện ra mình rất mê cái cảm giác được hóa thân thành người khác, được khóc/cười và sống một cuộc đời hoàn toàn mới. Nên mỗi lần xem phim tôi rất hay lẩm nhẩm đọc theo dòng phụ đề để thử hòa vào chung cảm xúc với nhân vật.

Rồi đúng một cái chị Phạm Quỳnh Anh nhắn tin rủ tôi đi casting phim “Chàng trai năm ấy”. Lúc ấy tôi bảo sẽ đến… cho vui, vì không tự tin gì cả. Tôi nhớ ngày đi casting, tôi ngồi bên ngoài mà mặt đỏ như một quả gấc vì xấu hổ, vì thiếu tự tin, đến nỗi quay sang anh quản lý và nói nhỏ: hay mình đi về cho rồi, làm ca sĩ chưa xong mà còn bày đặt đi diễn xuất, làm lôm ca lôm côm người ta cười chết.

Rồi tới phiên tôi vào. Mặt anh Quang Huy lúc ấy “lạnh lùng boy” lắm, không làm cho tôi tự tin hơn được miếng nào. Nhưng lỡ phóng lao phải theo lao thôi, tôi nhận một phân đoạn casting (thoại giữa tôi và anh Hứa Vĩ Văn) và bắt đầu nói. Tôi cứ nói bằng cảm xúc của mình lúc đó thôi, không ngờ lại được anh Huy chọn.

Và sau một tháng trời đi quay “Chàng trai năm ấy”, tự dưng tôi bị yêu cái nhân vật Đình Phong vô cùng. Và tôi thương vô cùng các diễn viên đóng cùng mình, thương cả ê kip phải vất vả. Có cơ hội quan sát quá trình tạo nên một bộ phim, tôi học hỏi được rất nhiều. Rồi thời gian và công việc cuốn mình đi, có lúc tôi quên mất niềm đam mê diễn xuất. Nhưng hai năm gần đây, khi xem phim thì tình yêu ấy đã bùng lên trở lại. Tôi nhớ lại lúc mình chờ đợi, vào set, lấy cảm xúc để có thể diễn được một take cảm xúc nhất.

Tôi không nghĩ mình trở thành diễn viên, vì diễn viên là nghề khó khăn và vất vả nhất mà tôi từng biết. Quay một MV có vài ngày thôi mà mình đã mệt muốn đứt hơi rồi, đi theo phim thì phải mất cả tháng. Nhưng nhân anh hỏi thì tôi cũng xin thú thật: tôi đang suy nghĩ về một bộ phim. Hy vọng trong thời gian sắp tới sẽ nhận được một kịch bản phù hợp với mình.

Sơn Tùng M-TP: “Sau 30 tuổi tôi sẽ không làm ca sĩ nữa, đó là cái “đủ” của tôi”

Tất cả vì nhân duyên chưa đến. Có lẽ ông trời nói với tôi là chưa đóng phim được đâu, lo hát cho đàng hoàng đi. Chữ M trong MTP là Music mà, chưa thể thành Movie được đâu. Nhưng quan trọng là tôi luôn có khao khát được hóa thân trong những vai diễn. Nên sau hôm nay anh có kịch bản nào hãy nhớ đến… Sơn Tùng MTP nhé (cười).

Tôi chưa bao giờ buông bỏ bất cứ thứ gì trong cuộc đời mình!

Ngay cả thứ mà mọi người rất dễ bỏ là trang phục tôi cũng không bỏ. Những bộ quần áo đi diễn tôi mua về và chỉ mặc đúng một lần, nhưng dù bao nhiêu người bảo tôi là bán đi, cho đi, tôi vẫn giữ chúng lại. Bởi vì khi mang bán/cho đi, tôi thấy trong người mình như mất một thứ gì đó, có lẽ là kỷ niệm. Và thật sự đồ vật cũ chúng biết… kể chuyện, chúng nhắc cho ta nhớ những ngày tháng cũ.

Chiếc xe đầu tiên tôi mua là một chiếc Lambretta. Hôm ấy tôi đi mua cùng anh Quang Huy, anh bảo: “Đã nổi tiếng rồi còn đi cái xe ồn ào này cho người ta phát hiện ra à?” Nhưng tôi vẫn mua vì tôi quá thích. Và đến giờ thì cái xe đã không còn sửa được nữa. Cái hãng ấy ở Việt Nam theo tôi biết là đã không còn. Mang xe ra mấy tiệm họ đều bảo không có đồ thay. Nhưng tôi không bỏ nó, tôi vẫn để nó ở dưới bãi chung cư nhà mình. Tôi chỉ mua thêm một chiếc xe khác để đi dạo mỗi khi muốn hít thở không khí Sài Gòn.

Đồ vật đã thế, còn nói chi là những cộng sự, con người quanh mình. Trong công việc, có nhiều người cũng khuyên tôi phải bỏ người này, loại người kia. Cũng nhiều lúc tôi cũng đứng trước mối băn khoăn như… chị Tóc Tiên: chọn con tim hay là nghe lý trí? Và bao giờ tôi cũng chọn con tim. Nhiều người lại bảo làm business thế là tiêu rồi, sẽ banh sớm thôi. Tôi cũng… biết chứ, nhưng tôi muốn sống đúng với trái tim và lương tâm của mình. Người cộng sự dù có sai thế nào thì cũng là người tốt, chân thành và thương mình. Vậy thì trách nhiệm của tôi là kiên nhẫn với họ, cho đến khi ta cùng nhau băng qua sa mạc và nhìn thấy một thành phố thật đẹp. Vất vả cũng được, khổ tâm cũng được nhưng tôi không buông bỏ được!

Sơn Tùng M-TP: “Tôi chưa từng buông bỏ bất cứ thứ gì trong cuộc đời mình!”

Thật ra tôi nghĩ không nên có một bảng xếp hạng nào cả. Vì thật buồn cười khi lại mang âm nhạc lên bàn cân để so sánh, phân tích, đánh giá…

Hãy cứ tưởng tượng: đang buồn mà nghe một bài nhí nhảnh thì chỉ muốn tắt ngay và luôn. Khi buồn người ta thường chỉ thích nghe nhạc buồn. Tương tự như thế, khi đang vui thì mình chỉ thích nghe những bài sôi động, tươi mới.

Như vậy: tâm trạng có thể khiến chúng ta đánh giá sai về một bài hát. Cũng chính bài hát ấy, vài ngày sau nghe lại ta sẽ thấy: ồ, sao lần này nghe hay thế nhỉ? Tôi không thích việc người ta phân tích một bài hát, cần sửa cái này, cần chỉnh cái kia. Vì khi một nghệ sĩ công bố bài hát của mình ra công chúng, họ đã sống trong từng giai điệu, từng ca từ trong đó rồi. Họ thỏa mãn họ trước rồi. Và đúng. Nghệ sĩ phải thỏa mãn mình trước khi tìm cách thỏa mãn công chúng. Âm nhạc mà vừa viết vừa lo không biết câu này có hot không thì bao giờ mới xong?

Sơn Tùng M-TP nói về môi trường thiếu vắng những BXH chất lượng cho VPOP.

Tất nhiên có một bảng xếp hạng thì cũng tốt, nhưng cần phải làm rõ: mọi BXH chỉ là tương đối. Sau cùng, chỉ có khán giả mới là người có tiếng nói quyết định. Còn những người nghệ sĩ, tôi nghĩ cũng đừng nên suy nghĩ quá nhiều, vì nhiệm vụ của chúng ta chỉ là – thông qua âm nhạc – giúp cho cuộc đời đẹp hơn. Hãy nghĩ về chúng ta khi còn bé. Ngày ấy ta chỉ muốn duy nhất một thứ thôi: được hát. Chúng ta chỉ cần được cầm micro và đứng trên sân khấu, chúng ta đâu có so sánh mình với ai. Các nghệ sĩ trẻ cũng đừng âu lo quá vì bị so sánh với những người đi trước. Âm nhạc trước hết phải lạc quan. Dù lúc đó bạn đang buồn hay vui, thì chỉ cần sự lạc quan, ta sẽ chạm vào trái tim người khác.

Đó là suy nghĩ của cá nhân, tôi không dám nói mình đúng hay sai, nhưng âm nhạc rất khó có một BXH đúng. Vì âm nhạc là món ăn, mà món ăn thì tùy vào khẩu vị của từng người, từng vùng miền nữa. Vậy đừng làm cho câu chuyện âm nhạc trở nên căng thẳng. Âm nhạc để xả stress, để quên đi những phiền lo mà. Sứ mệnh của nghệ sĩ là cống hiến, là mang đến những điều tốt đẹp. Vậy thì hãy mang đi đã, để cho ca khúc có đời sống của riêng nó, rồi khán giả sẽ nói cho bạn biết mình xứng đáng hay chưa xứng đáng.

Tôi rất ít khi nhận xét về ai, vì tôi biết mỗi cá nhân có giá trị của riêng mình. Và họ tốt ở vị trí của họ. Là mình thì mình sẽ không làm được, cũng như họ không làm được cái mình đang làm ở vị trí của mình. Vậy thì tất cả hãy cùng làm đi, hãy trổ đam mê của mình ra đi, miễn sao lịch sự và văn minh, hai thứ mà ta nên hướng đến đầu tiên. Âm nhạc là để thưởng thức, không phải để so kè.

Tôi luôn cho rằng bản thân mình có ba sứ mệnh.

Một: sứ mệnh phải làm một người con ngoan.

Hai: trở thành người có ích cho xã hội.

Ba: vượt qua được bản thân.

Sơn Tùng M-TP và 3 sứ mệnh của riêng mình.

Mỗi sáng thức dậy, tôi đều nghĩ đến ba sứ mệnh này. Tôi luôn tự hỏi: mình đã phải là một người con ngoan chưa, mình đã sống có ích cho xã hội chưa và đã vượt qua bản thân mình chưa?

Còn khái niệm “sứ mệnh” mà anh nói có vẻ nó thiên về sự nghiệp, về tương lai, về những thứ mà ta sẽ sống chết vì nó. Tôi không dám ôm sứ mệnh nào vào người mà chỉ nghĩ đơn giản thế này: ông Trời đã cho mình cái tài và cái duyên được làm nghệ thuật, thì chắc hẳn ông phải có một… ý tứ hay kỳ vọng gì đó.

Tôi luôn suy nghĩ về chuyện làm nghệ thuật của mình mỗi ngày. Nếu một ngày tôi cảm thấy thế là đã đủ, tôi chắc chắn sẽ dừng lại. Và con người thứ hai trong tôi lại hỏi: thế nào là đủ? Và tôi lại tự trả lời: chả bao giờ là đủ. Ai cũng có thể nói: biết đủ là đủ, biết đủ là sẽ hạnh phúc. Và câu này quá đúng! Bởi vì chỉ cần thấy đủ đầy là hạnh phúc.

Nhưng tôi chưa… đủ thì sao tôi hạnh phúc? Tôi đã đặt ra cho mình một cột mốc rồi: sau 30 tuổi tôi sẽ không làm ca sĩ nữa. Vì mỗi thế hệ mới xuất hiện sẽ mang theo một sức mạnh thật kinh khủng, và chính những thế hệ đi trước như tôi đây sẽ bị… ảnh hưởng bởi sức mạnh và sự mới mẻ ấy. Vậy thì với kinh nghiệm mà tôi đã tích lũy sau bao nhiêu năm chinh chiến, sao tôi không lùi về, chấp nhận mình không thể sống trong môi trường cạnh tranh này nữa. Thì cái mục tiêu từ giã sân khấu sau năm 30 tuổi chính là cái “đủ” như ta đang nói.

Và sau khi từ giã rồi, tôi sẽ dùng hết tài năng và tâm sức của mình để đào tạo ra một thế hệ trẻ, đầy tài năng và sức mạnh. Tôi tự tin là Sơn Tùng “nghệ sĩ” sẽ “đủ” để từ giã sau 30 tuổi, đủ để nhận lãnh một vai trò mới, đủ để hỗ trợ các bạn trẻ với tất cả nhiệt huyết của một người… từng trẻ như các bạn.  Tất cả các thành viên trong công ty tôi đều biết điều đó. Nhiều người nghe tin tôi sẽ từ giã thì buồn chứ, nhưng nhiều người cũng vỗ vai khích lệ. Và cá nhân tôi đã nhìn thấy chữ “đủ” của mình như thế đó.

Và sau 30 tuổi, tôi cũng sẽ dành thời gian cho bản thân mình nhiều hơn, cho bố mẹ nhiều hơn. Tôi ước rằng sau 30 tuổi, mình sẽ có một mái ấm thật sự, bên người mình yêu, với những đứa con, và phụng dưỡng bố mẹ. Sứ mệnh của tôi đó: phải hạnh phúc. Không phải là tiền bạc hay danh vọng, cũng chẳng phải thứ gì cao vời.

Sau tất cả, hạnh phúc đôi khi chỉ là một cuộc gọi về cho bố mẹ, để thấy bao nhiêu nỗi buồn trong ngày của mình đột nhiên tan biến.

Sơn Tùng M-TP nói về việc kết hợp với ekip toàn những người Việt trẻ. 

Link gốc: http://ttvn.toquoc.vn/son-tung-m-tp-sau-30-tuoi-toi-se-khong-lam-ca-si-nua-do-la-cai-du-cua-toi-2202011793929121.htm