“60 năm cuộc đời” của chúng ta nhất định phải ghé thăm những “tứ đại đỉnh đèo” này mới trọn vẹn ước mơ xê dịch!

0
2483

Nhiều tín đồ cuồng xê dịch đã đặt ra mục tiêu phải check-in được ít nhất 1 trong 4 “tứ đại đỉnh đèo” hùng vĩ của nước ta một lần trong đời. Đó là những đâu?

Cái tên Mã Pí Lèng đang làm dậy sóng cộng đồng mạng thời gian gần đây bởi sự việc tòa nhà bằng bê tông 7 tầng được mọc lên phá nát cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ. Chính nhờ vậy, nhiều người mới để ý đến tọa độ này nhiều hơn và còn tò mò không kém khi biết bên cạnh Mã Pí Lèng, 3 địa danh khác từ lâu cũng được người ta truyền miệng là “tứ đại đỉnh đèo” của Việt Nam.

Nước ta có rất nhiều con đèo nhưng chỉ 4 nơi này mới được gán cho danh xưng “tứ đại đỉnh đèo” vì sở hữu độ cao sừng sững cùng cảnh quan thiên nhiên hùng vĩ không nơi đâu sánh bằng. Nhiều tín đồ yêu du lịch và khám phá còn đặt ra mục tiêu phải check-in được ít nhất một ngọn đèo trong danh sách này nữa đấy!

1. Đèo Mã Pí Lèng

Đèo Mã Pí Lèng nằm trên quốc lộ 4C thuộc địa phận xã Pải Lủng và Pả Vi, huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang. Đây là cung đường đèo hiểm trở dài khoảng 20km vượt đỉnh Mã Pí Lèng có độ cao khoảng 1.200m thuộc Cao nguyên Đồng Văn, nằm trên con đường mang tên Đường Hạnh Phúc nối liền trung tâm thành phố Hà Giang, Đồng Văn và thị trấn Mèo Vạc.

@oanhoanh91

@chan.laca

@anastarsss

Đèo Mã Pí Lèng, theo âm tiếng H’Mông viết chính xác hơn là Mả Pí Lèng – còn được gọi là Mã Pì Lèng hay Mã Pỉ Lèng, có nghĩa là “sống mũi con ngựa”. Đèo được đặt tên theo bản Mả Pì Lèng thuộc xã Pải Lủng khi mở đường hồi những năm 1960, trong đó giới chức quản lý cung đường đã sửa đổi “Mả” thành “Mã” để thuận nghe nói trong tiếng phổ thông.

@tonngodong

@doan_my

@chamois_168

2. Đèo Ô Quy Hồ

Đèo Ô Quy Hồ còn có rất nhiều tên gọi khác như đèo Ô Quý Hồ, đèo Hoàng Liên, đèo Hoàng Liên Sơn, đèo Trạm Tôn, đèo Mây hay Cổng Trời. Đây là con đèo nằm trên tuyến quốc lộ 4D cắt ngang dãy Hoàng Liên Sơn, nối liền hai tỉnh Lào Cai và Lai Châu, tạo thành một trong số những cung đường đèo dài, hiểm trở và hùng vĩ bậc nhất ở miền núi phía Bắc Việt Nam.

@tommy.nyu7

@nguyenle.mia

@vansanchann

Với chiều dài lên đến gần 50km, Ô Quy Hồ là con đèo giữ kỷ lục dài nhất Việt Nam và khiến nó được mệnh danh là “vua đèo vùng Tây Bắc”. Đỉnh đèo Ô Quy Hồ nằm ở độ cao gần 2000m giữa mây núi ngút ngàn, còn được gọi bằng cái tên Cổng Trời hùng vĩ.

@imnuto

@huuvinh

@lee.hinn

3. Đèo Khau Phạ

Đèo Khau Phạ hay đèo Cao Phạ nằm trên quốc lộ 32 thuộc địa phận xã Cao Phạ, huyện Mù Cang Chải bên ranh giới với huyện Văn Chấn, tỉnh Yên Bái. Với độ dài trên 30km và độ cao lên đến 1500m so với mực nước biển, Khau Phạ là một trong những cung đường đèo quanh co và dốc đứng thuộc hàng bậc nhất Việt Nam.

@mtuan_ng

@yenchee07

Khau Phạ trong tiếng của dân tộc Thái có nghĩa là “Sừng Trời” hay đôi khi còn được hiểu là Cổng Trời, do đèo thường mịt mù sương phủ và đỉnh núi như nhô lên trên biển mây. Ngọn đèo này đẹp nhất vào mùa lúa chín vàng trên những thửa ruộng bậc thang vào tầm tháng 9, tháng 10. Tới đây, những du khách ưa chinh phục và mạo hiểm có thể ghé thăm nhiều địa danh nổi tiếng như Mù Cang Chải, Tú Lệ, La Pán Tẩn, Chế Cu Nha, Nậm Có,…

 

Ảnh: Phạm Lan Hương

@_the_phan_

@dinhletuanphong

4. Đèo Pha Đin

Pha Đin là đèo nằm trên quốc lộ 6 thuộc ranh giới xã Phổng Lái, huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La và xã Tỏa Tình, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên. Tên gọi đèo Pha Đin nguyên gốc xuất xứ từ tiếng Thái, trong đó Pha nghĩa là “vách” còn Đin là “đất”, hàm nghĩa nơi đây là chỗ ngăn cách giữa hai vùng đất khác nhau.

 @oohlameo

@_c.h.a.n

Đèo có độ dài 32km, điểm cao nhất là 1648m so với mực nước biển. Địa thế đèo rất hiểm trở, chênh vênh, một bên là vách núi và một bên là vực sâu hun hút với độ dốc có thể lên đến 19%. Trên lưng chừng đèo Pha Đin thường mịt mờ mây phủ, dưới chân đèo là những bản làng lác đác tuyệt đẹp. Trên đèo còn có KDL Pha Đin Pass được mệnh danh là “thung lũng hoa” giữa lưng chừng núi tuyệt đẹp.

@hueandsuntravel

@jetdang92

Theo Helino